Những biện pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản bạn nên biết
Ngày nay, nguy cơ cháy nổ thường xuyên xảy ra do sự bất cẩn của con người và thiệt hại của những vụ hỏa hoạn cháy nổ là rất nặng nề về con người và tài sản. Vì thế, mỗi gia đình hay cơ quan xí nghiệp nên có những chiếc máy bơm chữa cháy để phòng khi có sự cố xảy ra. Thông qua bài viết sau đây điện máy Hạnh Cường xin gửi đến quy khách hàng một số biện pháp phòng cháy, chữa cháy cơ bản mà mọi người nên biết để có thể áp dụng khi xảy ra cháy nổ.
1.Các biện pháp phòng cháy
Trong môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những xưởng sản xuất nhỏ lẻ của người dân nhỏ lẻ chúng ta nên áp dụng các biện pháp sau đây :
-Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách sử dụng các vật liệu khó cháy hoặc không cháy trong một số hoặc tất cả các khâu trong dây chuyển sản xuất.
-Tiến hành lập danh sách các nguồn nhiệt, nguồn lửa sử dụng trong hoạt động sản xuât kinh doanh và có biện pháp giám sát quản lí chặt chẽ.
-Trong các bộ phận của dây chuyền sản xuất có phát sinh nhiệt cần có biện pháp cách ly đảm bảo nguồn nhiệt không tiếp xúc trực tiếp với máy móc thiết bị và vật liệu
-Giảm thiểu tối đa khoảng cách giữa diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị
-Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lửa lan rộng như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan.
-Nên trang bị cho cơ sở sản xuất hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động hoặc bán tự động.
2. Phương pháp chữa cháy cơ bản
Dựa trên phương pháp và tính chất của chúng ta có thể chia ra làm 3 phương pháp chữa cháy cơ bản :
2.1 Ngăn cách ôxy với chất cháy
Phương pháp này dựa trên việc ngăn cách môi trường xúc tác ( khí ôxy) với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy.
Dùng thiết bị chất chữa cháy phủ đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn không cho ôxy trong không khí tiếp xúc với vật cháy. Tiếp đó là dùng phương tiện sẵn có và thích hợp nhanh chóng di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.
Một số vật dụng và chất có tác dụng cách ly : đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt.
2.2 Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy
Phương pháp này là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.
Sử dụng các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ ( N2) bọt trơ.
2.3 Phương pháp làm lạnh
Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt.
Các chất được sử dụng hiện nay với phương pháp này như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O.
Chú ý : Tuyệt đối không sử dụng nước để chữa cháy trong các đám cháy nếu phát hiện:
-Có điện rò rỉ
-Có các hóa chất như: xăng, dầu, gas
-Đám cháy có nhiệt độ cao trên 19000C mà nước quá ít.
Tags: