Hướng dẫn sửa chữa máy nén khí trục vít
Dưới đây là các lỗi thường gặp của máy nén khí trục vít và hướng dẫn cách sửa chữa máy nén khí trục vít một cách nhanh chóng và an toàn.
1.Rơ le bảo vệ quá tải
Nguyên nhân chính thường do dòng điện hoặc rơ le bị hỏng. Nếu dòng điện quá cao thì phải kiểm tra những thứ sau:
- Đầu nén có quay được bay tay không ? Nếu không thì kiểm tra vòng bi đầu nén có bị hỏng không hoặc đầu nén có bị bó hay kẹt không.
- Kiểm tra độ cách điện của các cuộn dây động cơ. Nếu thấp hơn 10 MΩ thì phải liên hệ đơn vị cung cấp máy.
- Kiểm tra nguồn điện cung cấp. Nếu điện áp bị sụt áp khi máy khởi động thì chứng tỏ có chỗ tiếp xúc dây cáp kém, phải kiểm tra mối nối.
- Kiểm tra dòng điện và điện áp ở cả 3 pha
Nếu dòng điện vẫn ở mức bình thường mà rơ le bảo vệ vẫn nhảy thì rơ le đã bị hỏng, cần phải thay mới.
2.Khí nén đầu ra có nhiều nước
Để biết chính xác nguyên nhân sự cố cần phải kiểm tra:
- Van xả nước tự động hoạt động bình thường không ?
- Máy sấy khí hoạt động ổn định không ? Nhiệt độ điểm sương của máy sấy có trong phạm vi chuẩn không ?
3.Khí nén và dầu thoát ra nhiều
Để sửa chữa máy nén khí trục vít với lỗi này cần phải kiểm tra những khả năng sau:
- Tắc đường hồi dầu không ?
- Tách dầu có bị hỏng hoặc quá cũ khiến khả năng giữ dầu kém không ?
- Lượng dầu trong máy quá cao ?
- Nhiệt độ bên trong máy quá cao ?
- Van áp suất tối thiểu hoạt động kém chính xác hoặc không hoạt động
- Sử dụng sai loại dầu
4.Áp suất khí nén quá cao - van an toàn bị nhảy
Áp lực khí nén như mức cài đặt nhưng máy nén khí không thể chạy được chế độ không tải. Khi đó, phải kiểm tra công tắc áp suất có được thiết lập đúng không, công tắc có hoạt động không ? Van hút có đóng không ? Van điện tử điều khiển unload/load có làm việc không ? Tách dầu trong máy nén có bị tắc không ?
5.Áp lực hoặc công suất quá thấp
Kiểm tra xem khí nén có bị rò rỉ ở đâu không ? Nhu cầu sử dụng khí nén có phải đang ở mức thấp không ?
Nếu lượng khí nén thấp thì phải kiểm tra:
- Kiểm tra chênh lệch áp suất giữa trước và sau tách dầu. Nếu tách dầu bị hỏng thì phải thay thế.
- Van hút có mở hoàn toàn không ?
- Lọc khí đầu vào có bị tắc không ?
- Kiểm tra chênh lệch áp suất giữa trước và sau lọc khí để biết lọc khí trên đường ống bị tắc nghẽn không ? Nếu lọc khí bị hỏng thì phải thay thế.
6.Không tạo khí nén mặc dù máy nén khí vẫn làm việc
Van tiết lưu (van hút) sẽ mở hoặc đóng tùy vào lưu lượng khí nén sử dụng. Vì vậy máy có thể chạy không tải (đủ khí nén) hoặc chạy có tải (nén khí) tùy thuộc vào van hút này. Và van hút lại được điều khiển bằng hệ thống van điện tử.
Do đó nếu gặp sự cố không tạo khí nén mặc dù máy nén khí trục vít vẫn hoạt động thì phải kiểm tra:
- Nguồn điện ?
- Cuộn dây điều khiển van điện tử
- Van hút có mở không ?
7.Máy nén khí ngừng hoạt động do nhiệt độ quá cao
Lỗi này thường xuyên xảy ra trong mùa hè hoặc phòng đặt máy có nhiệt độ quá cao. Để khắc phục cần kiểm tra:
- Nhiệt độ phòng máy quá cao ? Hệ thống lưu thông gió không làm việc ?
- Lượng dầu làm mát và bôi trơn quá thấp
- Sử dụng dầu máy nén khí không đúng chủng loại
- Hỏng quạt làm mát
- Dầu bôi trơn bị bẩn
- Van điều khiển nhiệt độ dầu không làm việc
- Dàn làm mát quá bẩn
8.Máy nén khí không hoạt động
Nếu nhấn nút khởi động nhưng không có điều gì xảy ra và máy nén không hoạt động. Nguyên nhân có thể do nguồn điện có vấn đề hoặc thiết bị bảo vệ đang làm việc. Vì vậy phải kiểm tra những khả năng sau:
- Kiểm tra nguồn cung cấp điện: Mất nguồn, mất pha, mất điện áp,...
- Rơ le bảo vệ có bị nhảy không ? Nếu có hãy reset lại
- Quan sát lỗi trên màn hình: Mã lỗi hoặc đèn báo lỗi gì
- Nút ngừng khẩn cấp có làm việc không ?
- Thứ tự pha cấp điện áp có đúng không ? (Nếu là lần đầu tiên chạy máy)
Hi vọng với những chia sẻ trên các bạn sẽ tự tay khắc phục sửa chữa máy nén khí trục vít ngay tại nhà hoặc cơ sở sản xuất!
Tags: