Giới thiệu sơ lược về máy khoan cầm tay
Ngày nay trong các hạng mục hoàn thiện công trình hoặc các hạng mục thi công như bắt vít, tạo lỗ khoan bê tông, hay trong cả những chi tiết nghệ thuật điêu khắc đều sử dụng một thiết bị gọi là máy khoan. Vậy những chiếc máy khoan đó được sử dụng có cấu tạo ra sao và nguyên lý hoạt động của chúng như thế nào?. Với bài viết sau đây điện máy Hạnh Cường xin chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động của công cụ tuyệt với này của chúng ta.
1. Cấu tạo của máy khoan cầm tay
Máy khoan là một công cụ chuyên dùng để khoan lỗ, bắt vít, tháo vít… thông dụng cần có trong các công việc trong nội thất, sửa các vật dụng trong nhà cũng như ngoài trời, thậm chí trong công việc xây dựng.
1-Thân máy bao gồm tay cầm
2-Nguồn điện cấp cho máy
3-Bộ khởi động máy bao gồm điều chỉnh điện áp và chiều quay của động cơ.
4-Giá đỡ chổi than và chổi than
5-Rô to của động cơ (phần động cơ quay).
6-Stato của động cơ (phần động cơ đứng yên)
7-Quạt gió làm mát
8-Bánh răng truyền động.
9-Trục khoan
10-Đầu kẹp mũi khoan gắn trên trục khoan của máy khoan cầm tay.
11-Vòng bi trục động cơ.
Chắc chắn rằng có rất nhiều người dùng không hề biết về cấu tạo của các dòng máy khoan cầm tay bởi đa số chỉ lựa chọn sản phẩm và sử dụng một cách thông thường.
2. Nguyên lý hoạt động của máy khoan cầm tay
Máy khoan cầm tay hoạt động khá giống các dụng cụ điện cầm tay khác. Sau đây sẽ là nguyên lý hoạt động của máy khoan cầm tay bạn nên tham khảo:
Khi bắt đầu khởi động máy, đầu tiên bạn khởi động nguồn cấp điện cho máy trước sau đó điều chỉnh điện áp.
Khi đó nguồn điện sẽ tạo ra dòng điện một chiều đi đến chổi than làm cho động cơ quay.
Khi động cơ quay sẽ truyền chuyển động qua bộ truyền động làm cho trục gắn với mũi khoan quay theo, khi đó máy khoan cầm tay sẽ thực hiện thao tác khoan của mình. Đồng thời khi động cơ quay cũng sẽ làm quay quạt gió có tác dụng làm mát động cơ của máy khoan cầm tay trong suốt quá trình hoạt động.
Tags: