Nhiệm vụ của van hút và bộ lọc khí

01-06-2016, 5:27 pm

 Tiếp nối chuỗi bài viết về nhiệm vụ của các linh kiện trong máy nén khí, Hạnh Cường sẽ phân tích 2 thành phần tiếp theo là van hút và lọc khí.

Van hút máy nén khí

Điều khiển dung tích

Khi áp lực trong máy tăng lên và chưa đạt tới mức cài đặt của công tắc áp suất, một phần khí nhỏ qua van điều khiển rồi đi vào xi lanh van hút, tại đây lượng khí đẩy piston van hút đi lên và sự giảm khoảng hở van hút, quá trình hút bắt đầu. Khi áp lực tiếp tục tăng lên thì piston được đẩy một cách liên tục. Trường hợp áp lực giảm xuống, piston từ từ kéo về, khoảng trống van hút bắt đầu tăng lên kéo theo thể tích của vùng hút cũng gia tăng.

Khi áp lực trong hệ thống xuống dưới mức cài đặt thì hệ thống điều khiển sẽ ngừng hoạt động.

 

Điều khiển tải với không tải

Trường hợp motor khởi động dừng lại hoặc không tải thì van điện tử có nhiệm vụ báo hiệu để điều chỉnh van hút mở và đóng cửa hút. Cùng với đó là van lưu lượng sẽ duy trì một phần áp lực nhỏ trong cả hệ thống chu trình.

Khi động cơ đang quay với tốc độ thấp, van điện tử ngừng làm việc vì áp suất piston của van hút đã hạ xuống thấp. Nếu áp suất đạt đến độ không tải thì van điện tử hoạt động và đẩy piston van hút lên trạng thái không tải.

 

Bộ lọc khí máy nén khí

Bọ lọc khí thực chất là giấy khô lọc trung gian và có độ lọc bằng khoảng 10 um và sau 1000 giờ hoạt động thì chúng phải được vệ sinh một lần. Khi tiến hành vệ sinh phải dùng áp lực khí thấp để tiến hành thổi bụi bẩn và các hạt nhỏ đang bám trong lọc. Để biết được lọc gió cần vệ sinh hay thay thế ta dựa vào chỉ thị ở đồng hồ lọc.

 

Trên đây là nhiệm vụ của hai  bộ phận trong máy nén khí, ta sẽ thảo luận các linh kiện khác trong bài sau.


 

Tags:

Tin liên quan